top of page
Đăng ký ngay

Đã đăng ký thành công!

lydiamusicacademy

Top 5 ca khúc trở thành 'Linh hồn' phim Việt

Âm nhạc trong phim ảnh từ lâu đã trở trở thành 1 trong những yếu tố tiên quyết mà bất kỳ bộ phim nào cũng cần phải có. Âm nhạc trong các tác phẩm phim ảnh tương đối đa dạng, một bộ phim cần có nhạc nền, nhạc hiệu ứng, nhạc phim,... Ngoài những yếu tố về nội dung hấp dẫn, khả năng diễn xuất của diễn diễn viên thì nhạc phim cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức hút của bộ phim đó. Những năm trở lại đây, điện ảnh Việt Nam đang dần chú trọng, đầu tư cho mảng nhạc phim này. Và làm thế nào để khán giả chỉ cần nghe nhạc là có thể biết được phim gì! Vậy, hãy cùng Lydia cập nhật những bài nhạc phim Việt Nam hay nhất trong bài viết dưới đây nhé!


1. Mình yêu nhau từ kiếp nào - phim Ai chết giơ tay


Mình Yêu Nhau Từ Kiếp Nào là ca khúc nhạc phim "Ai Chết Giơ Tay" của Huỳnh Lập do nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ sáng tác. Cho đến bây giờ ca khúc vẫn chiếm lượt nghe ‘khủng” trên các trang nghe nhạc trực tuyến như youtube. Vẫn liên quan đến đề tài tình yêu và là giai điệu ballad quen thuộc nhưng mà ca từ trong bài hát được Tăng Nhật Tuệ. Cực kì trau chuốt, đây là điểm đặc biệt của “Mình yêu nhau từ kiếp nào”.



Thông tin bài hát:

Ca sĩ: Dương Hoàng Yến

Sáng tác: Tăng Nhật Tuệ


2. Có chàng trai viết lên cây - phim Mắt biếc


Ca khúc “Có chàng trai viết lên cây” được sáng tác bởi nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng như tô đậm sự éo le trong mối lương duyên giữa Ngạn và Hà Lan. Tình cảm của Ngạn dành cho Hà Lan suốt quãng thời gian thanh xuân cho đến khi trưởng thành đã in hằn sâu như viết khắc trên cây. Khi nghe ca khúc này, người ta như thấy khung cảnh của hai nhân vật chính hiện lên với sự nuối tiếc và gợi nỗi buồn man mác. Hiện tại, bài hát đã có hơn 70 triệu lượt nghe trên YouTube.



Thông tin bài hát:

Ca sĩ: Phan Mạnh Quỳnh

Sáng tác: Phan Mạnh Quỳnh


3. Sao cha không - phim Bố già


"Sao cha không" là bài hát do chính nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh viết cho bộ phim Bố già do Trấn Thành thủ vai chính. Bài hát là cả nỗi niềm về người cha già dành cả cuộc đời chăm lo cho đứa con bé bỏng của mình dù cho đứa trẻ ấy có làm bao chuyện sai lầm. “Sao cha không” vẫn mang những “đặc trưng” âm nhạc của Phan Mạnh Quỳnh ở cái chất tự sự, ở cái nét riêng mang màu sắc trữ tình nội tâm, ở tuyến đi của giai điệu đơn giản chứ không rườm rà, quãng không quá rộng, cái cách nói chuyện với chính mình lại chính là điểm riêng, điểm mạnh góp phần tạo sức hút với người nghe.



Thông tin bài hát:

Ca sĩ: Phan Mạnh Quỳnh

Sáng tác: Phan Mạnh Quỳnh


4. Nắng thủy tinh - phim Em và trịnh


Ca khúc “Nắng thủy tinh” được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/2/1939 – 1/4/2001) viết vào năm 1963. Ca khúc “Nắng thủy tinh” được cho là một cột mốc khởi điểm cuộc tình giữa Trịnh Công Sơn và Dao Ánh mà những nhà làm phim “Em và Trịnh” chuyển tải lên màn ảnh. Ca khúc cũ được “làm mới” qua bản phối của nhạc sĩ Đức Trí, giúp khán giả cảm nhận sâu sắc ca khúc một cách nhẹ nhàng, trẻ trung và lãng mạn.



Thông tin bài hát:

Ca sĩ: Avin Lu, Suni Hạ Linh

Sáng tác: Trịnh Công Sơn


5. Tâm sự tuổi 30 - phim Ông ngoại tuổi 30


Mở màn nhạc phim “Ông ngoại tuổi 30” là ca khúc “Tâm sự tuổi 30” do Trịnh Thăng Bình sáng tác và thể hiện. “Tâm sự tuổi 30” là nỗi lòng của những người trong độ tuổi “chênh vênh”. Có lẽ vì vậy, ca khúc nhận được không ít đồng cảm. Nhiều người hẳn đã trải qua cảm giác “đi hết một phần ba cuộc đời mà trái tim vẫn một mình chơi vơi”, hay thật lâu không có cảm giác yêu đương nhớ nhung một ai, như lời bài hát đề cập.



Thông tin bài hát:

Ca sĩ: Trịnh Thăng Bình

Sáng tác: Trịnh Thăng Bình, Chí Tâm


Nếu bạn yêu thích những bài nhạc phim trên và muốn thể hiện chúng thông qua ca hát hay nhạc cụ mà chưa biết cách thì hãy liên hệ ngay với Lydia Music Academy để được tư vấn về các khóa học miễn phí nhé.


126 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page